Chất liệu
So với bếp hồng ngoại và bếp gas, bếp từ có đặc điểm là kén xoong nồi, không phải bất kì loại nồi nào cũng dùng được trên bếp từ. Các chất liệu nồi dùng được trên bếp từ phải có khả năng nhiễm từ như gang, sắt, thép, inox 403 (đây là loại inox có chứa thép trong thành phần cấu tạo)… Đặc biệt, các loại nồi bằng thủy tinh, nồi sứ không nhiễm từ nên không dùng được trên bếp từ.
Đáy nồi
Bạn nên chọn phần đáy nồi bằng phẳng để tăng diện tích tiếp xúc giữa đáy nồi với bếp từ, giúp đun chín thức ăn nhanh hơn, tỏa nhiệt đều và tiết kiệm điện năng. Những loại đáy không bằng phẳng, lồi lõm không thể tiếp xúc hoàn toàn với bề mặt bếp, giảm hiệu suất sử dụng.
Khi chọn mua nồi dùng trên bếp từ, bạn chỉ nên chọn loại nồi có đường kính đáy từ 10 đến 26 cm. Nồi quá nhỏ có thể gây lãng phí điện năng còn nồi có đường kính quá to dễ khiến việc tỏa nhiệt không đều, ảnh hưởng tới hiệu suất sử dụng.
Chú ý kí hiệu trên nồi
Chọn mua những loại nồi có kí hiệu dùng được trên bếp từ như biểu tượng lò so nằm ngang hay chú thích “sử dụng được trên mọi loại bếp”. Nếu không chắc chắn, bạn có thể dùng nam châm để thử phản ứng dưới đáy nồi. Nếu đáy nồi và nam châm hút nhau chứng tỏ nồi có khả năng bắt nhiễm từ tốt, sử dụng được trên bếp từ. Sử dụng không đúng loại bếp không chỉ ảnh hưởng tới việc nấu nướng (nồi không bắt nhiệt, không đun chín được thực phẩm) mà còn gây ảnh hưởng tới độ bền của bếp, khiến bếp nhanh bị hỏng.
Kích thước nồi phù hợp
Để tiết kiệm điện năng và tăng hiệu suất sử dụng của bếp, bạn cần chọn nồi nấu có kích thước phù hợp. Ngoài nồi inox bắt từ, bạn có thể sử dụng đĩa từ hoặc dụng cụ chuyển tiếp. Các dụng cụ này sẽ giúp bạn có thể sử dụng mọi loại nồi trên bếp từ.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét